Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

Góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược và các vấn đề liên quan đến phát triển y dược cổ truyền

Ngày 15-6, Bộ Y tế tổ chức hội thảo góp ý Dự thảo Luật sửa đổi phần thuốc YDCT và các vấn đề liên quan đến phát triển y dược cổ truyền.

Tham dự và chủ trì hội thảo có PGS.TS.Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng Bộ Y Tế; TS.Nguyễn Văn Tiên - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội; cùng đại diện Lãnh đạo các Vụ Cục,Văn phòng Bộ Y tế và Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội.
Theo Bộ Y tế, Luật Dược chính thức được thông qua ngày 14-6-2005, qua 8 năm triển khai thực hiện, đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thực tiễn về tăng cường hiệu lực, hiệu quả của Luật dược.
Phạm vi điều chỉnh Luật dược sửa đổi là phâng thuốc y dược cổ truyền và các vấn đề liên quan đến phát triển y dược cổ truyền. Phần Luật này quy định việc kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đăng ký, lưu hành thuốc, nguyên liệu làm thuốc; sử dụng thuốc; cung ứng thuốc; thông tin, quảng cáo thuốc; thử thuốc trên lâm sàng; tiêu chuẩn chất lượng và kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc.

Toàn cảnh hội thảo

 Hiện nay, cả nước có 178 doanh nghiệp sản xuất thuốc (98 doanh nghiệp sản xuất thuốc tân dược, 80 doanh nghiệp sản xuất thuốc đông dược) và trên 300 cơ sở sản xuất thuốc đông dược tham gia sản xuất thuốc y học cổ truyền. 100% doanh nghiệp sản xuất tân dược đạt tiêu chuẩn thực hành tốt trong sản xuất thuốc. Đến năm 2011, các doanh nghiệp dược trong nước đã sản xuất, đáp ứng khoảng 47% nhu cầu sử dụng thuốc. Năm 2012, tổng giá trị tiền thuốc sử dụng đạt 2,605 tỷ USD; tiền thuốc bình quân đầu người đạt 29,6 USD (tăng 2,2 lần so với năm 2007). Tuy nhiên, đến nay Luật Dược xuất hiện nhiều bất cập đòi hỏi phải được bổ sung, sửa đổi cho phù hợp. 

Tại hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận, đóng góp ý kiến về 3 nội dung chính: Chương I Vấn đề sửa đổi giải thích từ ngữ tại điều 2 khoản 8,9 và bổ sung các khoản 12 (Sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu có kết hợp với nguyên liệu hóa dược có hại đến sức khỏe con người), Khoản 13 (Sử dụng dược liệu trong danh mục cấm sử dụng của Chính phủ Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam tham gia cam kết thực hiện); Chương II Lĩnh vực ưu tiên phát triển dược bổ xung các khoản 6,7,8; Chương VI lĩnh vực Dược liệu, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu các đại biểu tập chung thảo luận điều 61 Điều kiện cung cấp chứng chỉ hành nghề dược cổ truyền đối với người Việt Nam…

Dự thảo Luật Dược sẽ được trình Quốc hội nước Cộng hòa xã chủ nghĩa Việt Nam kỳ họp tới.
Nguồn: Ban Biên tập CTTĐTBYT



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét