Thực hiện công điện số 790/CĐ-TTg, ngày 3/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp tính do MERS-CoV. Chiều ngày 08/06/2015, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến về giám sát, điều trị và phòng chống dịch bệnh gây Hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút corona gây ra.
Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu khai mạc Hội nghị
Tham dự và chủ trì hội nghị tại điểm cầu Hà Nội có PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Ủy viên Ban
chấp hành TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế; PGS. TS Nguyễn Thị Xuyên – Thứ trưởng Bộ Y tế, GS. TS Nguyễn Thanh Long- Thứ trưởng Bộ Y tế; cùng đại diện Uỷ ban các vấn đề xã hội của Quốc Hội; đại diện các Bộ/Ngành liên quan, Lãnh đạo các Vụ/ Cục/Tổng cục đơn vị trực thuộc Bộ Y tế tại Hà Nội, lãnh đạo Sở Y tế các tỉnh/thành phố và các huyện của điểm cầu tại 63 tỉnh trong cả nước.
Phát biểu khai mạc Hội nghị PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: với lưu lượng chuyến bay từ Hàn Quốc về Việt Nam hàng ngày là rất lớn, trong khi đó có trên 100.000 người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc, vì vậy nguy cơ dịch xâm nhập vào nước ra rất cao. Vì vậy bộ y tế đã có nhiều cuộc họp khẩn cấp để lên phương án, kế hoạch đối phó với dịch bệnh. Trong thời gian qua Bộ Y tế đã tăng cường công tác phòng, chống dịch các Vụ/Cục và các đơn vị liên quan đã thành lập 4 đội phản ứng nhanh; áp dụng tờ khai y tế cho 9 quốc gia vùng Trung Đông và 2 nước Hàn Quốc và Baranh. Bộ trưởng đề nghị không chủ quan lơ là, cần quyết liệt ngay từ đầu và hết sức cụ thể sâu sát chi tiết, không buông lơi 1 giây 1 phút; bên cạnh đó các cơ quan thông tấn truyền thông cần thường xuyên cập nhật và thông tin về dịch bệnh tới người dân. Bộ trưởng mong rằng thông qua hội nghị này, hệ thống y tế cùng với hệ thống chính trị, dưới sự Lãnh đạo trực tiếp của Chính phủ, Lãnh đạo các Bộ/Ban/Ngành, Lãnh đạo các địa phương cùng các ngành quyết tâm không để cho dịch bệnh MERS-CoV xâm nhập vào Việt Nam.
GS.TS. Nguyễn Thanh Long – Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu kết luận tại Hội nghị
Theo đánh giá của tổ chức Y tế thế giới WHO và Trung tâm kiểm soát phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ tại Việt Nam USCD, thời gian qua các ca nhiễm nguyên phát được lây truyền từ động vật(Lạc đà) sang người, tới các ca nhiễm thứ phát thường lây nhiễm trong môi trường bệnh viện qua nhiễm khuẩn bệnh viện. Vì vậy việc phòng chống dịch bệnh của Việt Nam cần lên kế hoạch ứng phó lâu dài, bên cạnh đó không ngừng tập chung vào cải thiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện và phát hiện ca bệnh. Đại diện các tổ chức cũng khuyến nghị trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn như: cách ly đúng cách ngay khi ngờ, bắt đầu từ phòng chờ; thực hiện cách ly kể cả khi có kết quả dịch phết mũi âm tính; áp dụng triệt để các biện pháp dự phòng và tránh các giọt tiết khi tiếp xúc với bệnh nhân có các triệu trứng về hô hấp; với cán bộ y tế nên đeo khẩu trang N95 khi làm các thủ thuật khí dung; trong trường hợp phát hiện hay nghi ngờ MERS-CoV, cần đánh giá nhanh và cách ly ngay các nghi ngờ để có thể điều trị bệnh nhân kịp thời, giảm thiểu các trường hợp tiếp xúc với các ca bệnh từ người đến thăm và nhân viên y tế; cần tăng cường công tác chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện từ việc dự phòng chuẩn, dự phòng giọt bắn, dự phòng lây nhiễm qua không khí và xử lý chăn ga, lau sát khuẩn, xử lý chất thải.
Về triển khai công tác phòng chống dịch tại Việt Nam, PGS.TS.Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho biết: MERS-CoV là bệnh viêm đường hô hấp do virus corona. Đường lây truyền và thời gian ủ bệnh: từ động vật và người sang người. Những người có nguy cơ cao là những người già, có bệnh mãn tính. Theo Đây là dịch bệnh nguy hiểm, có tỷ lệ tử vong cao. Dịch bệnh đang lưu hành tại các quốc gia vùng Trung Đông và sẽ tiếp tục ghi nhận ca bệnh tại quốc gia khác. Hiện chưa có có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Trong thời gian qua Bộ Y tế đã triển khai kế hoạch phòng, chống dịch MERS-CoV theo Quyết định 1944/QĐ-BYT gồm 3 tình huống. Bộ Y tế cũng đã thành lập 04 đội đáp ứng nhanh tại miền Bắc, miền Nam, miền Trung và khu vực Tây Nguyên; tổ chức kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, và chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện cũng như các cở sở y tế; tăng cường áp phích băng rôn thông tin về dịch bệnh tại các cửa khẩu; kiểm soát và theo dõi người nhập cảnh bằng các tờ khai báo y tế tại các cửa khẩu, sân bay; bên cạnh đó không ngừng tăng cường công tác truyền thông tới người dân và cộng động cần chủ động phối hợp cùng với ngành y tế trong công tác phòng, chống dịch bệnh.
PGS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện nhiệt đới Trung ương trình bày về Chẩn đoán và điều trị Mers Cov
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bênh nhiệt đới Trung ương cũng cho biết: Sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Bộ Y tế bệnh viện đã xây dựng nhanh bản kế hoạch, mục tiêu của kế hoạch phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ, cách ly, khoanh vùng để xử lý ổ dịch, chẩn đoán điều trị kịp thời, tích cực hạn chế thấp nhất tỷ lệ tử vong; Bệnh viện cũng áp dụng quy trình tiếp nhận người bệnh tại phòng khám, người có yếu tố dịch tễ, nghi ngờ sẽ được khám riêng, đi theo quy trình 1 chiều, đi cầu thang riêng để nếu nghi ngờ được chuyển vào thẳng phòng cách ly, hạn chế được nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng; Ngoài ra, Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cũng thành lập 3 đội đặc nhiệm phòng chống dịch lưu động, luôn trong tình trạng thường trực. Hệ thống chống nhiễm khuẩn bệnh viện được tăng cường bằng cách lắp đặt hệ thống chống nhiễm khuẩn bay hơi, tiệt trùng không khí…
Tại Hội nghị đại diện Lãnh đạo các Cục/Vụ/Viện của Bộ Y tế đã trình bày về Kế hoạch tổ chức thu dung phân tuyến điều trị MERS-CoV, phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn tại cơ sở y tế. Cũng như công tác tổ chức giám sát phòng xét nghiệm MERS-CoV, phương pháp lấy mẫu, bảo quản, vận chuyển mẫu xét nghiệm, và kế hoạch các biện pháp truyền thông trong phòng, chống MERS-CoV tại các cơ sở y tế và cộng đồng.
Kết luận hội nghị GS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Bộ Y tế đề nghị: Sở Y tế các tỉnh thành phố cần chủ động trong việc thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch, phân công phân nhiệm và tăng cường giám sát các hoạt động tại địa phương mình, đồng thời rà soát lại cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội phòng chống dịch tại địa phương cần sẵn sàng và chuẩn bị các công tác diễn tập; Các địa phương đặc biệt là các địa phương có cửa khẩu cần triển khai quyết liệt các biện pháp giám sát tại cửa khẩu bao gồm: Dùng tờ khai y tế, giám sát qua máy đo thân nhiệt; mở rộng hệ thống giám sát từ những trường hợp có biểu hiện sốt về lâm sàng, dịch tễ; Các tỉnh cần tăng cường và chủ động trong công tác truyền thông, đảm bảo các thông tin được truyền tải tới người dân kịp thời chính xác, tránh trường hợp gây hoang mang và lo sợ trong người dân. Bên cạnh đó, địa phương cần tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế tại các địa phương về giám sát,, chuẩn đoán, cách ly, điều trị và thu dung. Và chủ động các phương án, cũng như kịch bản cho công tác phòng, chống MERS-CoV, cũng như chỉ định và công bố các đơn vị sẽ tiếp nhận và điều trị bệnh nhân MERS-CoV. Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, các bệnh viện cần chủ động trong việc phòng lây nhiễm, lây nhiễm chéo tại bệnh viện và tăng cường công tác truyền thông cũng như khuyến cáo đến người dân, người đến khám chữa bệnh được biết về thông tin dịch bệnh và chủ động phòng chống dịch.
“Tới thời điểm này, tại Việt Nam chưa có ca bệnh nào nhiễm Mers-CoV. Tất cả các trường hợp nghi nhiễm đều xét nghiệm âm tính”.
Một số hình ảnh tại Hội nghị:
Đại diện tổ chức WHO, CDC đưa ra khuyến nghị cũng như thông tin và diễn biến về dịch bệnh MERS – CoV trên thế giới
PGS.TS. Trần Đắc Phu – Cục trưởng Cục Y tế dự phòng báo cáo về hoạt động triển khai cũng như công tác phòng chống dịch trong thời gian qua của Bộ Y tế
Toàn cảnh hội nghị
Nguồn: Ban Biên tập CTTĐTBYT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét